Muốn Nhanh Hết Rong Kinh, Bạn Nên Ăn Gì & Kiêng Gì?

Với phần đông phụ nữ, thời gian chảy máu kinh nguyệt (hành kinh) vào khoảng 3 – 7 ngày. Những người có số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày thì được gọi là rong kinh.

Bị rong kinh nên ăn gì, uống gì?

Thực phẩm giàu sắt

Rong kinh thường đi kèm với ra nhiều máu, vì vậy một vấn đề phổ biến mà những người bị rong kinh kéo dài hay gặp phải đó là thiếu máu và suy nhược cơ thể. Thiếu máu là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mệt mỏi, thở dốc, choáng váng khi bị rong kinh. Chính bởi vậy, phụ nữ cần bổ sung những thực phẩm giàu sắt để thúc đẩy quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu.

  • Trứng
  • Gan và các nội tạng khác của lợn, bò, gia cầm
  • Thịt đỏ và thịt trắng
  • Hải sản (tôm, cua, hàu…)
  • Rau xanh: rau bina, súp lơ, các loại đậu (đậu tương, đậu xanh…)
  • Gạo lứt

Thực phẩm giàu vitamin B6 và vitamin C

Tương tự như sắt thì vitamin B6 cũng là một thành tố rất cần thiết để xây dựng tế bào hồng cầu mới, nhằm bù đắp cho lượng máu đã thiếu hụt do rong kinh kéo dài.

  • Gan lợn, gà, ngan, vịt, bò
  • Thịt gia cầm
  • Ngũ cốc
  • Các loại hạt và đậu
  • Cá hồi
  • Gạo nguyên cám
  • Chuối
  • Cà chua

Vitamin C là loại vitamin quan trọng giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất sắt, để ngăn ngừa thiếu máu.

  • Các loại hoa quả: ổi, cà chua, kiwi, cam, quýt, bưởi, dâu tây, đu đủ
  • Các loại rau: Súp lơ, bắp cải Brucxen, rau mùi tây

Thực phẩm giàu Magie

Magie là nguyên tố khoáng phổ biến trong cơ thể người, nó giúp giảm chảy máu trong thời kì hành kinh. Hơn nữa, bổ sung magie giúp phụ nữ cải thiện tình trạng căng thẳng, mất ngủ, bất ổn về nhịp tim và huyết áp. Thiếu magie, chị em có thể phải đối mặt với tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim không đều hay gặp các triệu chứng tiền kinh nguyệt trầm trọng.

  • Các loại hạt: hạt vừng, hạt dưa hấu, hạt hướng dương, hạt điều, hạt bí
  • Cá biển: cá thu, cá mòi, cá hồi…
  • Rong biển
  • Đậu phụ

Thực phẩm giàu Omega – 3

Omega -3 là một loại axit amin lành mạnh (chất béo không bão hòa) có mặt trong nhiều loại cá nước lạnh. Omega – 3 giúp phục hồi tổn thương (giảm viêm), cân bằng nội tiết tố và cải thiện sức khỏe tim mạch.

  • Cá biển: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm, trứng cá muối…
  • Các loại hạt: Hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó

Đồ uống tốt cho phụ nữ bị rong kinh

Phụ nữ bị rong kinh thường gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu khác như là đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, thay đổi tâm trạng…Nếu muốn cải thiện những triệu chứng này, chị em có thể dùng các loại trà thảo mộc như là:

Uống một tách trà gừng trong thời gian có kinh nguyệt sẽ giúp giảm lượng máu kinh hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên uống nhiều vì có thể phản tác dụng, do các thành phần trong gừng có thể làm loãng máu.

Trà hoa cúc giúp ổn định tinh thần, cải thiện giấc ngủ. Vì thế, bạn có thể uống loại trà này vào những ngày “đèn đỏ” để vơi bớt cảm giác khó chịu.

Bị rong kinh nên kiêng gì?

Thực phẩm nhiều đường

Hầu hết phụ nữ có xu hướng thèm các đồ ăn có vị ngọt trong thời gian “đèn đỏ”. Tuy nhiên, chúng không phải là những dạng thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe kinh nguyệt của bạn, ngược lại nó còn làm tăng đường huyết, không những khiến rong kinh kéo dài mà còn làm cho bạn bị khó chịu bởi cảm giác buồn nôn, đau bụng.

Thực phẩm nhiều muối hay dầu mỡ

Thực phẩm có hàm lượng muối, chất béo chuyển hóa cao như khoai tây chiên, pizza và các thực phẩm chiên khác có thể làm cho các triệu chứng rong kinh tồi tệ hơn. Vì các loại đồ ăn này thường chứa nhiều gia vị và muối sẽ gây tích nước khiến phụ nữ hay bị đầy hơi, chướng bụng và đau bụng kinh dữ dội hơn.

Vì vậy, hãy hạn chế ăn những món quá mặn hay món chiên rán vì chúng không tốt cho kinh nguyệt cũng như sức khỏe của bạn nói chung.

Đồ ăn lạnh gây lạnh bụng

Trong thời gian bị rong kinh, nếu chị em ăn các thực phẩm lạnh sẽ làm máu bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ. Lúc này máu kinh sẽ lưu thông không tốt dẫn đến tình trạng đau bụng kinh dữ dội. Một vài đồ ăn lạnh mà các chị em phụ nữ không nên ăn vào những ngày này: bí đao, mướp, rong biển, lê.

Đồ uống nên tránh khi bị rong kinh

Trà, cà phê, nước tăng lực, nước có gas là những dạng nước uống điển hình có nhiều caffeine. Caffeine có khả năng làm giảm mức hấp thu sắt trong cơ thể từ 50 – 60%. Phosphat trong các loại nước ngọt có gas cũng có ảnh hưởng tương tự – chúng đều gây khó khăn cho cơ thể khi đón nhận nguyên tố sắt từ các loại thực phẩm khác.

Mặc dù những loại đồ uống này có thể giúp bạn tỉnh táo hơn, hưng phấn hơn trong khoảng thời gian nhất định, nhưng nếu uống nhiều thì nó cũng có thể phản tác dụng và gây ra cảm giác bồn chồn, căng thẳng và kích thích co bóp tử cung làm gia tăng tình trạng đau bụng kinh nguyệt trong những ngày “rớt dâu”.

Đây là loại đồ uống không được khuyến khích sử dụng ngay cả khi chúng ta khỏe mạnh. Trong thời gian bị chảy máu nhiều, nếu uống rượu bia thì các chất kích thích này sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn, ảnh hưởng tới giấc ngủ và nội tiết tố.

Next Post Previous Post