Sự Thật Sửng Sốt Về Đậu Nành – Lợi Bất Cập Hại

Đậu nành chắc chắn là một trong những loại thực phẩm gây tranh cãi nhất trên thế giới. Tùy vào mỗi người mà nó là một loại thực phẩm tuyệt vời hoặc là loại thuốc độc gây rối loạn hoóc-môn.

Cũng như hầu hết những thứ thuộc về dinh dưỡng, đậu nành được tranh luận ở cả hai mặt tốt xấu và mỗi mặt đều có những lập luận hợp lí.

Đậu nành là cây họ đậu có nguồn gốc ở Đông Á, nhưng hiện nay được sản xuất trên quy mô lớn ở Hoa Kỳ.

Đậu nành được dùng để chế biến nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đậu nành có thể ăn cả vỏ nếu là đậu non luộc (edamame). Đậu nành được nấu chín vì chúng độc hại khi còn sống.

Đậu nành được dùng làm đậu hũ, sữa đậu nành và nhiều sản phẩm từ sữa và sản phẩm thay thế thịt. Nó cũng được dùng trong thực phẩm lên men như miso, natto và tempeh; chúng thường được tiêu thụ ở một số nước châu Á.

Điều thú vị là đậu nành nguyên cả vỏ hiếm khi được tiêu thụ ở các nước phương Tây. Họ chủ yếu ăn đậu nành trong các sản phẩm tinh chế.

Hầu hết đậu nành ở Hoa Kỳ được dùng để sản xuất dầu đậu nành bằng cách chiết xuất bằng dung môi hexan hóa học. Dầu đậu nành cung cấp khoảng 7% ca-lo trong chế độ ăn uống của người Hoa Kỳ trong năm 1999 (2).

Phần còn lại của đậu nành sau khi đã chiết xuất chất béo gọi là bã đậu với lượng protein chiếm khoảng 50%. Phần lớn bã đậu nành được dùng để nuôi gia súc nhưng nó cũng có thể được chế biến thêm để tạo ra protein đậu nành phân lập.

Vì rẻ và có một số đặc tính thiết thực nên dầu đậu nành và protein đậu nành đã được đưa vào tất cả các loại thực phẩm chế biến, do đó hầu hết mọi người ở Hoa Kỳ đều đang tiêu thụ ; một lượng đậu nành đáng kể mà không hề biết.

Protein đậu nành cũng là thành phần chính trong sữa bột trẻ sơ sinh chứa đậu nành.

Hầu hết đậu nành ở Hoa Kỳ được dùng làm dầu đậu nành. Sản phẩm bỏ đi sau đó được dùng để nuôi gia súc hoặc sản xuất protein đậu nành. Đậu nành nguyên vỏ hiếm khi được tiêu thụ.

Đậu nành nguyên vỏ chứa một loạt các chất dinh dưỡng quan trọng.

100 gam (khoảng 3,5 ounces) đậu nành cả vỏ đem luộc có chứa một lượng lớn mangan, selen, đồng, kali, phốt pho, magiê, sắt, canxi, vitamin B6, Folate (axit folic), riboflavin (B2), thiamin (B1) và vitamin K.

Hạt đậu nành cũng chứa 173 ca-lo, với 9 gam chất béo, 10 gam cacbon hydrat (6 trong số đó là chất xơ) và 17 gam protein (4).

Để hấp thu được một lượng chất dinh dưỡng đáng kể cần phải dùng đậu nành với muối vì đậu nành cũng có hàm lượng axit phytic rất cao, đây là chất gắn kết các khoáng chất và giảm sự hấp thụ của chúng.

Đậu nành chứa nhiều protein. Chúng không tốt bằng thịt hay trứng nhưng lại tốt hơn hầu hết các protein thực vật khác. Tuy nhiên, chế biến đậu nành ở nhiệt độ cao có thể làm biến đổi một số protein và làm giảm chất lượng của chúng.

Các axit béo trong đậu nành chủ yếu là chất béo không bão hòa đa omega-6. Điều này có thể gây ra vấn đề vì quá nhiều omega-6 trong chế độ ăn có thể dẫn đến chứng viêm và các vấn đề sức khoẻ khác (5, 6).

Vì vậy, điều quan trọng là tránh ăn dầu đậu nành (và các loại dầu thực vật khác giàu omega-6) và thực phẩm chế biến chứa nó.

Lưu ý rằng thành phần dinh dưỡng của đậu nành phụ thuộc rất nhiều vào loại thực phẩm chứa nó. Đậu nành nguyên vỏ có thể rất bổ dưỡng trong khi các sản phẩm có nguồn gốc đậu nành tinh chế như protein và dầu đậu nành lại không hề bổ dưỡng.

đậu nành nguyên vỏ rất giàu vi chất dinh dưỡng, nhưng chúng cũng chứa các chất phytate có khả năng hấp thụ khoáng chất. Đậu nành rất giàu axit béo không no đa lượng omega-6, có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe.

Nói về tất cả những yếu tố không hay mà không đề cập đến những mặt tốt hẳn sẽ không đúng chút nào. Sự thật là có một số bằng chứng cho thấy đậu nành có lợi cho sức khoẻ ở một số người.

Đậu nành đã được nghiên cứu kỹ về tác dụng hạ cholesterol và một số nghiên cứu cho thấy rằng, protein đậu nành có thể làm giảm cả cholesterol toàn phần và cholesterol LDL dù cho những người khác lại không thấy hiệu quả nào hết (7, 8, 9, 10).

Điều quan trọng cần ghi nhớ đó là, ngay cả khi đậu nành giúp giảm cholesterol (điều mà các nghiên cứu không thống nhất) thì cũng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ giúp giảm bệnh tim.

Các nghiên cứu quan sát cho thấy một kết quả hỗn hợp. Một số nghiên cứu cho thấy đậu nành giúp giảm nguy cơ gây bệnh tim trong khi số khác lại không (11, 12).

Ngoài ra còn có một số nghiên cứu quan sát chỉ ra rằng rằng đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở người già, đây là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới (13, 14).

Có một số bằng chứng cho thấy đậu nành có thể làm giảm mức cholesterol mặc dù kết quả của các nghiên cứu lại trái ngược nhau. Những người đàn ông ăn đậu nành có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở tuổi già thấp hơn.

Estrogen là hoóc-môn steroid chủ yếu tìm thấy ở nữ giới, nơi chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa sự phát triển giới tính và chu kỳ sinh sản. Estrogen cũng được tìm thấy ở nam giới mặc dù ở mức ít hơn.

Estrogen (và các hoóc-môn steroid khác) hoạt động bằng cách đi vào nhân tế bào và kích hoạt thụ thể estrogen. Khi điều đó xảy ra, có những thay đổi trong sự chuyển đổi thông tin di truyền trong tế bào dẫn đến một số hiệu ứng sinh lý.

Vấn đề gặp phải ở thụ thể estrogen đó là không cần đến các chất chọn lọc lắm cũng có thể kích hoạt nó. Một số chất trong môi trường trông giống như estrogen cũng có thể kích hoạt nó.

Đây là nơi đậu nành nguyên vỏ trở nên thú vị …

Đậu nành có chứa một lượng lớn các hợp chất hoạt tính sinh học gọi là isoflavone có chức năng như phytoestrogen… nghĩa là các hợp chất gốc thực vật có thể kích hoạt thụ thể estrogen trong cơ thể con người (15).

Các isoflavone này được phân loại là chất phá vỡ nội tiết cản trở chức năng bình thường của hoóc-môn trong cơ thể. Các isoflavone chính trong đậu nành là genistein, daidzein và glycitein.

Chúng có thể làm giảm hoạt động của estrogen do các chất isoflavone ngăn không cho estrogen mang tiềm lực lớn kết hợp lại, hoặc nó có thể làm tăng hoạt động của estrogen do các isoflavone kích hoạt thụ thể (16).

Các isoflavone trong đậu nành có thể kích hoạt và / hoặc ức chế thụ thể estrogen trong cơ thể, cũng như có thể phá vỡ chức năng bình thường của cơ thể.

Do hoạt động của estrogen, các isoflavone này thường được dùng với tư cách là chất thay thế tự nhiên cho thuốc estrogen để giảm các triệu chứng mãn kinh.

Trên thực tế, isoflavone có thể làm giảm các triệu chứng khi phụ nữ đang ở thời kì mãn kinh, cũng như giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ cao tuổi giống như liệu pháp thay thế estrogen (17, 18).

Tuy nhiên, cách dùng này gây nhiều tranh cãi và nhiều người tin rằng rủi ro lớn hơn bất kỳ lợi ích tiềm năng nào.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, isoflavone đậu nành có thể gây ra ung thư vú (19, 20, 21). Cũng có những nghiên cứu trên con người cho thấy isoflavone trong đậu nành có thể kích thích sự gia tăng và hoạt động của các tế bào ở ngực.

Trong một nghiên cứu, 48 phụ nữ được chia thành hai nhóm. Một nhóm ăn chế độ bình thường của mình, nhóm kia bổ sung 60 gam protein đậu nành. Chỉ sau 14 ngày, nhóm dùng protein đậu nành đã tăng đáng kể số lượng tế bào biểu mô trong vú, đó là những tế bào có nhiều khả năng biến thành ung thư (22).

Trong một nghiên cứu khác, có 7 trong số 24 phụ nữ (29,2%) có số tế bào biểu mô vú tăng khi bổ sung protein đậu nành (23).

Những thay đổi này có thể biểu thị nguy cơ gia tăng ung thư vú, loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy những phụ nữ ăn đậu nành thực sự có nguy cơ bị ung thư vú (24, 25).

Tốt nhất là không nên đưa ra quyết định dựa trên các nghiên cứu quan sát… bởi chúng có xu hướng không đáng tin cậy. Những thay đổi sinh học ở ngực và các nghiên cứu về chỗ đậu nành gây ra ung thư vú ở loài gặm nhấm là nguyên nhân chính rất đáng lo ngại.

Ngoài ra còn có một số nghiên cứu nhỏ trên con người. Lúc này đậu nành gây ra gián đoạn nhẹ ở chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến chậm kinh và kinh nguyệt kéo dài (26, 27).

Các isoflavone đậu nành có thể đẩy mạnh sự nhân lên của các tế bào trong vú. Tuy nhiên, các nghiên cứu quan sát cho thấy nó giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Đậu nành có thể gây ra gián đoạn nhẹ chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Mặc dù đàn ông cũng có một lượng nhỏ estrogen nhưng estrogen tăng lên đáng kể không phải là chuyện bình thường. Do đó, tăng hoạt động estrogen từ isoflavone đậu nành có thể có một số tác động đến nam giới là điều rất có thể.

Ở chuột, tiếp xúc với isoflavone đậu nành trong dạ con có thể dẫn đến những ảnh hưởng bất lợi đối với sự phát triển tính dục ở con đực (28, 29).

Có một nghiên cứu theo dõi 99 đàn ông đến khám ở một phòng khám vô sinh. Những người ăn đậu nành nhiều nhất trong 3 tháng có lượng tinh trùng thấp nhất (30).

Tất nhiên, nghiên cứu này chỉ là một phép thống kê và không chứng minh rằng, chính đậu nành làm giảm số lượng tinh trùng.

Một nghiên cứu khác cho thấy, tiêu thụ 40 mg isoflavone đậu nành/ngày trong 4 tháng không ảnh hưởng đến hoóc-môn hay chất lượng tinh dịch (31).

Nhiều người tin rằng đậu nành có thể làm giảm mức testosterone, nhưng hiệu quả có vẻ khá mờ nhạt và không nhất quán. Một số nghiên cứu cho thấy có giảm chút ít, trong khi một số khác không thấy hiệu quả (32, 33).

Tiếp xúc với các hợp chất giống như estrogen trong tử cung có thể dẫn đến các tác dụng phụ trên nam giới. Nghiên cứu về ảnh hưởng của đậu nành trên testosterone và chất lượng tinh trùng không mang lại kết quả.

Isoflavone trong đậu nành cũng có chức năng như goitrogen vốn là chất cản trở chức năng tuyến giáp.

Chúng có thể ức chế chức năng của en-zim peroxidase tuyến giáp, vốn là thứ cần cho sản xuất hoóc-môn tuyến giáp (34, 35).

Một nghiên cứu ở 37 người Nhật Bản trưởng thành cho thấy ăn 30 gam đậu nành trong 3 tháng làm tăng lượng hoóc-môn kích thích tuyến giáp (TSH), dấu hiệu cho thấy chức năng tuyến giáp bị suy giảm.

Nhiều đối tượng nghiên cứu có triệu chứng của chứng suy giáp, bao gồm buồn nản, táo bón, buồn ngủ và mở rộng tuyến giáp. Những triệu chứng này biến mất sau khi họ ngưng ăn đậu nành (36).

Tuy nhiên, có những nghiên cứu khác cho thấy rằng đậu nành không có tác dụng hoặc chỉ có một tác động rất nhẹ đối với chức năng tuyến giáp ở người (37, 38, 39).

Mặc dù isoflavone đậu nành đã được chứng minh là ức chế chức năng của một en-zim chủ chốt trong tuyến giáp nhưng vẫn không có đủ bằng chứng để kết luận rằng chúng góp phần gây suy giáp ở người lớn.

Việc cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với isoflavones bằng cách cho trẻ ăn sữa bột đậu nành có thể có những tác động có hại.

Một nghiên cứu cho thấy các bé gái sơ sinh được cho ăn sữa đậu nành đã phát triển mô vú ở tuổi lên 2 nhiều hơn so với những bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức bình thường (40).

Một nghiên cứu khác cho thấy các cô gái uống sữa đậu nành có nhiều khả năng dậy thì sớm hơn (41).

Cũng có bằng chứng cho thấy, dùng sữa đậu nành trong thời kỳ sơ sinh có thể gây ra kỳ kinh nguyệt kéo dài và cơn đau tăng lên trong suốt thời gian đó (42).

Đậu nành cũng chứa hàm lượng mangan rất cao, cao hơn nhiều so với sữa mẹ; điều này có thể gây ra các vấn đề thần kinh và ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) (43, 44). Sữa đậu nành dành cho trẻ sơ sinh cũng có hàm lượng nhôm cao, điều này có thể gây ra rất nhiều vấn đề (45, 46).

Rõ ràng sữa mẹ là loại thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Đối với phụ nữ không thể cho con bú, sữa bột tốt hơn nhiều so với sữa đậu nành vốn chỉ nên được dùng như là phương sách cuối cùng.

Có bằng chứng đáng kể cho rằng, sữa đậu nành công thức dành trẻ sơ sinh có thể gây hại, cả thông qua hàm lượng isoflavone lẫn hàm lượng mangan và nhôm cao.

Đúng là nhiều người châu Á đã dùng đậu nành mà không hề gặp phải vấn đề rõ ràng nào về sức khỏe hết.

Trên thực tế, các quần thể dân cư này có xu hướng khỏe mạnh hơn người phương Tây, mặc dù họ đã bắt đầu mắc phải nhiều căn bệnh tương tự khi chế độ ăn uống phương Tây đã tràn vào các quốc gia này.

Vấn đề là những quần thể này thường tiêu thụ các sản phẩm đậu nành như natto, miso và tempeh. Sự lên men của đậu nành làm giảm một số axit phytic dù nó không loại bỏ isoflavone (47).

Natto có thể đặc biệt có lợi cho sức khỏe vì nó cũng có chứa một lượng vitamin K2 đáng kể, thứ rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và xương. Tuy nhiên mà nhiều người không bổ sung đủ loại vitamin này (48, 49).

Dùng quá nhiều sẽ gây ra độc tính … và phytoestrogen có thể rất tốt nếu bạn không ăn nhiều. Nếu bạn định ăn đậu nành thì hãy chọn các sản phẩm đậu nành lên men và sử dụng theo lượng .

Việc xem xét những hiểu biết về đậu nành khiến chúng ta cực kì bối rối. Mỗi nghiên cứu chỉ ra tác hại của đậu nành lại tương ứng với một nghiên cứu khác cho thấy nó có lợi.

Tuy nhiên, tôi muốn chỉ ra rằng trong mỗi nghiên cứu mình xem xét cho thấy có ảnh hưởng có lợi thì nó đều được hỗ trợ bởi ngành công nghiệp sản xuất đậu nành, hoặc các tác giả có một kiểu quan hệ tài chính nào đó với ngành công nghiệp đậu nành.

Điều này không nhất thiết có nghĩa là các nghiên cứu của họ là không có căn cứ. Chúng chỉ đơn thuần là thứ nên nhớ mà thôi.

Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng thì điều quan trọng là phụ nữ có thai, dự định mang thai, hoặc đang cho con bú sữa nên tránh đậu nành và các nguồn dinh dưỡng gây rối loạn nội tiết khác.

Tránh cho trẻ ăn sữa đậu nành công thức dành cũng rất quan trọng. Nó chỉ nên được sử dụng khi không còn cách nào khác.

Tuy nhiên, các bằng chứng quá mờ nhạt và không nhất quán nên không thể kết luận rằng người lớn dùng một lượng đậu nành vừa phải sẽ gây hại.

Cá nhân tôi chọn tránh xa đậu nành dù các bằng chứng không hề thuyết phục. Việc nó là loại thực phẩm tương đối mới trong chế độ ăn uống chứa các hợp chất gây rối loạn nội tiết cũng đủ làm lý do đối với tôi rồi.

Next Post Previous Post