Hướng Dẫn Cách Xông Hơi Bằng Ngải Cứu Trị Bệnh, Làm Đẹp!

Dầu Ngải Vitophar

0

Ngải cưu có nhiều công dụng, dùng trị nhiều chứng bệnh trong dân gian. Hôm nay chúng tôi hướng dẫn quý vị cách xông hơi bằng ngải cứu giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh. Ngoài tác dụng xông hơi để trị bệnh bạn cũng có thể sử dụng để làmd đẹp.

Cách xông hơi bằng ngải cứu:

Để có một liệu pháp tắm bằng lá ngải cứu đạt hiệu quả cao, các spa tại Hàn Quốc thường chuẩn bị những cái bồn bằng gỗ. Bồn to hay nhỏ, rộng hay hẹp còn tùy thuộc vào yêu cầu của khách đi lẻ hoặc khách đi theo nhóm bạn. Người ta đun nước cho nóng đến một mức độ vừa phải, sau đó để nguội, nhiệt độ nước ngâm tắm tùy theo yêu cầu của khách, nhưng thường dao động từ 30 đến 45 độ C.

Nguyên liệu tắm là lá ngải cứu, lá được sử dụng không quá non cũng không quá già. Lá được rửa sạch và để ráo nước, phơi trong mát cho hơi héo. Sau khi lá héo rồi, phân theo liều lượng hợp lý rồi bỏ vào trong các túi lọc (như dạng trà túi lọc), mỗi túi khoảng 100 gram. Mỗi lần sử dụng, cho nước vào bồn, thường là nửa bồn hoặc nước lên ngực. Rồi cho vào bồn từ 2 đến 3 túi lá ngải cứu, thêm một chút muối bột (lượng vừa phải) khuấy đều.

Ngâm l&# 225; vào bồn nước ấm trong khoảng 10 phút rồi mới bắt đầu ngâm tắm. Trong lúc ngâm, cầm tay chà xát túi lá lên toàn thân. Phụ nữ Hàn Quốc cho hay rằng bài thuốc tắm đơn giản này giúp điều trị chứng da rôm sẩy, giúp an thần, xua tan sự mệt mỏi, phục hồi năng lượng đã mất. Thường tắm vào buổi trưa hoặc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Nguyên liệu dùng để xông hơi khô là lá ngải cứu nhưng phải là thứ lá khô, khô càng nhiều ngày càng tốt. Khi vào phòng xông hơi, bN 41;n đặt các bó lá ngải cứu khô lên đá nóng trong phòng xông hơi. Muốn cho lá phát huy tác dụng, bạn có thể ngâm lá ngải cứu với một chút rượu trắng khoảng 10 phút trước khi đem phơi khô. Hơi nóng từ đá sẽ làm cháy dần dần lá ngải cứu, lúc này tinh chất thuốc của lá sẽ toát ra ngoài, bay tràn ngập phòng xông hơi. Nếu thấy quá nóng, bạn có thể trùm khăn lên đầu, để cho tóc không bị khô. Bí quyết để xông hơi tốt nhất bằng lá ngải cứu là bạn phải hả ; miệng, hít thở tinh dầu lá thuốc bằng mũi và miệng rồi lại thở ra nhẹ nhàng. Thời gian xông hơi khô phụ thuộc vào thời gian đốt cháy của lá ngải cứu. Theo phụ nữ Hàn Quốc, bài thuốc xông này rất tốt cho những người yếu nhược hoặc lao động quá nặng nhọc, vất vả. Nó có tác dụng hoạt huyết, lưu thông tinh chất, thư giãn cơ thể tối đa, bạn sẽ có một cảm giác thoải mái sau khi rời khỏi phòng xông hơi khô.

Chuẩn bị một cái chậu bằng đất nung, trong chậu để lót sẵn lá ngải cứu tươi và lá trà xanh, hai thứ lá này có thể vò nát, hòa chung với một chút xíu muối và một ít mật ong để dậy mùi thơm của lá thuốc. Nước đun thật sôi được rót nhẹ vào trong chậu. Chị em phụ nữ xông theo kiểu này (thực hiện trong phòng kín), hơi nóng từ nước lá thuốc sẽ bốc ngùn ngụt, với những chị em lần đầu làm kiểu này hơi có cảm giác nóng rát, khó chịu một chút nhưng một khi đã làm quen thì sẽ có cảm giác dễ chịu. Xông đến khi nước trong chậu đất nguội lạnh đi, thì lấy thứ nước thuốc lá để gội đầu. Bài thuốc này được chị em phụ nữ xứ Hàn tiết lộ rằng nó có khả năng điều trị chứng bệnh rối loạn kinh nguyệt thất thường cũng như dùng để điều trị căn bệnh viêm bàng quang.

Dù xứ Hàn lạnh lẽo hay xứ Việt Nam nóng ẩm thì với liệu pháp xông, tắm bằng lá ngải cứu vừa đơn giản vừa tiện lợi lại ít tốn kém, thiết nghĩ chị em phụ nữ ta có thể vận dụng để chữa trị các chứng bệnh cho bản thân.

Dưỡng da mềm mại bằng ngải cứu:

​Ngải cứu có tác dụng giữ ẩm, làm mềm da rất tốt. Đặc biệt vào mùa hanh khô, da bị bong tróc, ngải cứu chính là nguyên liệu giúp da lấy lại độ cân bằng nhanh nhất, cho bạn làn da căng mọng. Trong ngải cứu có một chất gọi là tannin, có tác dụng ngăn ngừa các vết chàm, mụn nước nhỏ và một số chứng bệnh viêm da khác. Ngải cứu còn có tác dụng phân giải chất béo, có thể loại trừ những cặn bã bám trên da, nên nó là chất làm sạch da rất tốt, đặc biệt với những ng ười có da nhờn.

Cách làm rất đơn giản: Giã nhuyễn lá ngải cứu tươi đã rửa sạch rồi đắp lên da mặt khoảng 15 phút nhằm kích thích tuần hoàn máu, thấm hút chất dầu từ da, đồng thời tạo độ ẩm. Ngoài ra, có thể lấy một nhúm lá ngải cứu tươi hoặc khô cho vào nước, đun sôi. Sau đó, dùng nước này để tắm, còn lá dùng để chà xát khắp bề mặt da. Đây là phương pháp giúp tẩy lớp tế bào chết, làm mềm vùng da sần sùi và chai sạn, giúp huyết mạch lưu thông v 4; làm dịu vết thương.

Trị mụn nhanh chóng bằng lá bạc hà:

​Lá bạc hà đặc biệt tốt cho da bị mụn, nhờ tính kháng khuẩn cao, đồng thời lại làm mát da và làm sáng các vùng da bị sậm màu. Vì trong lá bạc hà có rất nhiều chất tự nhiên như calci, magie, sắt, đồng… và đặc biệt là menthol. Đối với da nhờn, thì bạc hà còn có tác dụng làm da bớt bóng nhờn, săn chắc mà lại không bị khô da.

Cách làm: Lấy một nhúm lá bạc hà giã nát cùng vài hạt muối và một chút nước cam. Sau đó dùng bông thấm lên da trong khoảng 30 phút. Hoặc một cách khác là cũng vò nát lá bạc hà rồi đun sôi trong nước, và dùng nước đó để xông mặt.

Nếu không dùng lá bạc hà, bạn có thể thay bằng tinh dầu bạc hà, nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào nước để xông hơi, xông mặt, hoặc nước tắm cũng sẽ có tác dụng tốt với các bạn bị mụn ở lưng, vai…

Một số cách xông hơi khác!

Xông hơi trị mụn và làm trắng da với củ sả

Củ sả rất quen thuộc và dễ tìm kiếm trong đời sống hằng ngày. Tinh dầu sả rất tốt cho việc diệt khuẩn, làm sạch da. Nếu da bạn thường xuyên bị mụn thì xông hơi khuôn mặt bằng sả là một cách để triệt khuẩn mụn và làm sáng vùng da bị mụn.

  • Chuẩn bị vài củ sả đã rửa sạch, đập dập và cho khoảng 1 lít nước, bỏ vào nồi
  • Đun sôi, cho nóng già nước và để bay hơi một lúc
  • Lấy khăn trùm lên đầu
  • Cứ vậy bạn để hơi nước sả bốc lên trong 10-15 phút.

Sau khi xông hơi trị mụn bằng sả, bạn sẽ có cảm giác da nhẹ nhàng, thông thoáng hơn.

Xông hơi bằng lá kinh giới, tía tô, ngải cứu

  • 100mg Lá kinh giới: Kinh giới chứa nhiều tinh dầu, có vị cay, tính ấm, đặc biệt tốt khi trị liệu các bệnh về da như mẩn ngứa, dị ứng, kích thích ra mồ hôi làm khô thoáng lỗ chân lông.
  • 100 mg Lá tía tô: Tía tô chứa tinh dầu perila aldehyd và limonene, đặc biệt có nhiều trong hạt. Tía tô giúp ra mồ hôi, giải phóng các chất độc trong cơ thể, giúp tái tạo các mô tế bào, đặc biệt tốt khi hấp thụ qua da bằng phương pháp xông hơi.
  • 100mg Lá ngải cứu : Ngải cứu có vị đắng, cay, tính ôn, có tác dụng trị mẩn ngứa, mồ hôi dầu trên da.
  • 1/2 quả chanh

Kinh giới, tía tô, ngải cứu, rửa sạch, đun sôi với 500ml nước sạch. Đổ nước lá vừa sôi ra một chiếc chậu nhỏ, bỏ thêm một nhúm muối và vắt vào ½ trái chanh.
Rửa sạch mặt bằng nước thường rồi đưa mặt đến gần chậu nước lá để hơi nước còn nóng đang bốc lên hấp thụ vào mặt. Chú ý giữ mặt ở khoảng cách sao cho cảm giác hơi nước tuy ngào ngạt nhưng không làm bỏng da, dễ dẫn đến hỏng da. Khoảng cách này được rút ngắn dần theo mức độ nguội dần của chậu nước. Quá trình xông kết thúc cho đến khi nào nước lá nguội hẳn, thời gian này dao động từ 20 đến 30 phút.

Xông hơi bằng dầu dừa

Bước 1: thoa một lượng dầu dừa lên khắp mặt (da mình nhờn nên mình chỉ cho 1 ít, đủ trải đều khắp mặt và dễ dàng cho việc massage).

Bước 2: Massage da mặt theo hình tròn từ trong ra ngoài trong vòng 15 phút.
Bước 3: Đun sôi nước, mở vung, sau đó đưa mặt lên trên chậu xông trong vòng 1 – 2 phút.

Bước 4: Sau khi xông xong lấy bông sạch lau hết phần dầu dừa còn thừa trên da.

Bước 5: Rửa lại với sữa rửa mặt và nước lạnh.

  • Trước khi xông hơi da mặt phải rửa sạch , có thể tẩy trang mặt bằng cả nước tẩy trang
  • Xông hơi xong, hãy rửa lại mặt bằng nước thật lạnh, để se lỗ chân lông lại.
  • Sau đó không nên lau khô mặt bằng khăn mặt, khi đó da rất nhạy cảm,mà hãy dùng bông gòn để thấm nước đi
  • Bước kế tiếp , bạn hãy thoa lên mặt một lớp nước hoa hồng, hoặc đắp mặt từ các mặt nạ thiên nhiên vì lúc này da bạn hấp thu dưỡng chất rất tốt. Một tuần làm chừng 1 đến 2 lần , chắc chắn bạn sẽ sở hữu làn da mịn màng, trắng sáng, thu nhỏ lỗ chân lông.

Công dụng chữa bệnh của lá ngải cứu và ngải tây

Như trên đã đề cập thì 2 loại thảo mộc không thể thiếu trong văn hóa xông tắm thuốc thảo mộc của người Hàn là lá ngải cứu và lá ngải tây. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc dùng lá ngải cứu phối hợp với các loại lá như kinh giới, lá bạc hà và các hương liệu khác vẫn cho kết quả không thua kém là bao. Lá ngải cứu (Artemisia vulgaris) đã được sử dụng làm thuốc ở các nền văn hóa phương Đông trong suốt hàng ngàn năm, chủ yếu là làm cân bằng các kích thích tố ̖ 3; nữ giới. Theo các tạp chí thảo mộc và y học cổ truyền thì thành phần của lá ngải cứu còn chứa các thành phần chất kháng sinh thiên nhiên cũng như các tác nhân chống nấm ký sinh. Cây ngải tây (Artemisia herba), có tính năng thanh nhiệt, làm mát, là một loại dược thảo cũng rất phổ biến ở phương Đông. Trong lịch sử, nhiều phụ nữ đã sử dụng nó để làm ngăn ngừa các cơn co thắt tử cung, sốt, làm tiêu giảm các vết loét, táo bón, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, chàm và các chứng b& #7879;nh nhiễm ký sinh trùng.

0/5

(0 Reviews)

Next Post Previous Post