Ăn Gừng Có An Toàn Cho Gan Không?
1. Gừng và vai trò trong phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ
là một trong những gia vị được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nó có chứa các thành phần hoạt tính như shogaol, gingerol, zingerone và β-bisabolene. Trong nền y học cổ đại, gừng được sử dụng chủ yếu để điều trị cho các chứng rối loạn khác nhau, chẳng hạn như , viêm, bệnh thoái hóa thần kinh và . Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng, gừng và các hợp chất hoạt tính của nó có thể ngăn ngừa được , và chống viêm vô cùng hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng chiết xuất từ gừng có khả năng chống oxy hóa cao và giảm thiểu đáng kể được mức độ của các dấu hiệu sinh học gây viêm trong cơ thể. Hơn nữa, một số thử nghiệm mới đây ở những bệnh nhân mắc và đã cho thấy gừng có thể làm giảm tình trạng và nồng độ chất béo trung tính trong huyết thanh.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho rằng gừng và vai trò của chúng trong phòng ngừa có một mối liên hệ vô cùng mật thiết. Thông thường, bệnh gan nhiễm mỡ được phân thành hai dạng chính, bao gồm gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Đối với đây là một trong những bệnh gan mãn tính phổ biến nhất trên toàn thế giới, chủ yếu xảy ra ở những người bị béo phì, bệnh nhân tiểu đường loại 2 và người ít vận động thể chất.
Mặc dù, không có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm cho chứng rối loạn này, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng yếu tố quan trọng nhất để cải thiện bệnh là sự kết hợp giữa chế độ ăn uống điều độ và việc tập luyện thể dục. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, một chế độ ăn uống giàu và chất chống viêm có thể mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các vấn đề về gan, đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ không do r ượu.
May mắn thay, gừng chính là một loại thực phẩm hội tụ đầy đủ các yếu tố cần có để có thể phòng ngừa và điều trị được các vấn đề về gan. Các chuyên gia cho rằng việc bổ sung gừng chính là một chiến lược điều trị mới dành cho bệnh NAFLD bằng cách cải thiện hoạt động chống oxy hóa của cơ thể, giảm mức độ viêm và kháng insulin.
2. Một số lợi ích sức khoẻ khác của gừng
Gừng không chỉ tốt cho những người mắc các bệnh về gan, chẳng hạn như xơ gan, viêm gan hay gan nhiễm mỡ; mà nó còn mang đến một số lợi ích sức khỏe đáng chú ý khác, bao gồm:
2.1. Giảm cân
Uống nước gừng có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả khi kết hợp với một và tập thể dục đúng cách. Một nghiên cứu mới nhất trên động vật đã cho thấy, gừng có thể ngăn chặn được tình trạng béo phì ở chuột trong một chế độ ăn nhiều chất béo. Ngoài ra, một thử nghiệm khác ở người cũng nhận thấy rằng uống nước gừng nóng sau khi ăn sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, đồng thời giúp cân bằng lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa tình trạng thèm ăn hay ăn quá nhiều của bạn.
2.2. Hydrat hoá
Cung cấp đủ nước cho cơ thể luôn là một bước vô cùng quan trọng để hỗ trợ cho mọi khía cạnh sức khỏe của bạn. Nhiều người trong chúng ta không uống đủ nước vào mỗi ngày, điều này có thể dẫn đến tình trạng trong cơ thể. Để đảm bảo cơ thể luôn nhận được đầy đủ nước, bạn có thể bắt đầu một ngày mới với một ly nước gừng.
2.3. Chống buồn nôn và hỗ trợ tiêu hoá
Nhiều nền văn hóa trên thế giới thường xuyên sử dụng gừng để giúp làm giảm các , buồn nôn hoặc nôn mửa. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu xác thực chứng minh được mức độ hiệu quả của điều này.
2.4. Giúp cân bằng lượng đường trong máu
Một số thử nghiệm đã cho thấy gừng có thể cải thiện được lượng ở những người mắc bệnh tiểu đường. Những phát hiện này hứa hẹn rằng gừng có thể giúp điều trị được những vấn đề về sức khoẻ do bệnh tiểu đường mãn tính gây ra.
3. Một số rủi ro sức khỏe khi tiêu thụ gừng
Giống như bất kỳ loại thảo mộc hay chất bổ sung nào khác, gừng có thể tương tác kém với các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Mặc dù, tác dụng phụ từ gừng rất hiếm, nhưng nếu tiêu thụ gừng quá mức có thể dẫn đến một số triệu chứng sau đây:
Tốt nhất, để tránh gặp phải những tình trạng trên, bạn không nên tiêu thụ quá 4 gam gừng trong một ngày dưới bất kỳ hình thức nào. Đặc biệt, những người mắc bệnh tiểu đường, và sỏi mật nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng gừng như một chất bổ sung. Ngoài ra, những phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc sắp phẫu thuật cũng nên trao đổi với bác sĩ về mức độ an toàn khi sử dụng gừng.
XEM THÊM:
4. Uống nước gừng có giúp giải độc không?
Một số người sử dụng nước gừng pha chanh để loại bỏ độc tố trong cơ thể. Vì gừng có khả năng chống lại bệnh tật, vi trùng, viêm nhiễm và các thành phần gây ung thư, cho nên bạn có thể sử dụng một lượng gừng nhất định vào mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện sức khoẻ tổng thể.
Gừng là một loại củ tự nhiên, vì vậy khi uống nước gừng sẽ giúp bạn nhận thêm nhiều chất dinh dưỡng quý giá khác. Để làm nước gừng, bạn sẽ phải nấu gừng trong nước và pha thành trà. Gừng có thể được để nguyên vỏ, vì có rất nhiều chất dinh dưỡng nằm ngay bên dưới vỏ.
- Bước 1: Rửa sạch phần củ gừng mà bạn sẽ sử dụng
- Bước 2: Dùng dao cạo vỏ để bào khoảng 1⁄2 thìa gừng
- Bước 3: Đun sôi 4 cốc nước
- Bước 4: Cho gừng vào khi nước sôi
- Bước 5: Tắt bếp và ngâm nước gừng trong vòng 10 phút
- Bước 6: Lọc các miếng gừng ra khỏi nước
- Bước 7: Uống nước gừng nóng hoặc lạnh tùy theo sở thích của bạn
Nước gừng sẽ ngon hơn khi bạn cho thêm một chút hoặc nước cốt chanh để tạo hương vị, tuy nhiên không nên quá lạm dụng chất tạo ngọt. Nếu bạn muốn uống nước gừng vào mỗi ngày, bạn có thể pha một ấm lớn và để sẵn trong tủ lạnh.
5. Liều lượng sử dụng gừng
Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tiêu thụ tối đa từ 3 - 4 gam chiết xuất gừng vào mỗi ngày. Nếu đang mang thai, bạn không nên tiêu thụ quá 1 gam chiết xuất gừng mỗi ngày. Ngoài ra, gừng cũng không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Thông thường, 1 gam gừng sẽ tương đương với:
- 1/2 thìa bột gừng
- Một thìa cà phê gừng sống
- 4 cốc nước được ngâm với 1/2 thìa gừng xay
Khi pha , bạn chỉ cần cho một vài lát gừng sống vì một số chất dinh dưỡng trong gừng sẽ tập trung khi được đun nóng.
Gừng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là gan. Vì thế bạn có thể sử dụng gừng vào các món ăn, pha trà uống để tăng thêm hương vị.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký trực tuyến .